"Never venture, never win!”
- Sun Tzu - The Art of War
Khi Liverpool đối đầu Man City cuối tuần trước, bước ngoặt của trận đấu đã xảy ra khi thủ môn Alisson phát hiện ra Mohamed Salah đang len lỏi di chuyển gần vạch giữa sân. Alisson tung đường chuyền hoàn hảo Salah. Pha xoay người sau đó để vừa để cài người Cancelo, vừa khống chế bóng gọn gàng đã mở ra một pha đối mặt thủ môn, pha dứt điểm để ghi bàn là đơn giản đối với một cầu thủ tầm cỡ như Salah.
Điều dễ thấy ấn tượng nhất về bàn thắng này là sự đơn giản, sự nhẹ nhàng khi Salah khống chế đường chuyền của Alisson, anh ấy làm cho nó trông rất dễ dàng. Rất nhiều người trong số những người chơi bóng đá đã đánh giá thấp mức độ khó khăn của việc khống chế một quả bóng khi nó đang hướng tới. Những pha giữ bóng trên không trung, hay khống chế bóng bằng gót chân... thật sự cần một cảm giác bóng tuyệt vời để thực hiện, nó cũng là minh chứng cho nền tảng kĩ thuật của cầu thủ đó.
Tôi cảm thấy rằng khả năng này nên được đánh giá xếp hạng trong cách chúng tôi lập hồ sơ cầu thủ thông qua dữ liệu. Một số đường chuyền thực sự rất khó và đối với người nhận bóng thì việc giữ lại bóng là một kỹ năng, việc tìm ra những cầu thủ tiềm năng nhất là mục tiêu của bài viết này.
Chúng ta có thể sử dụng loại thước đo nào để đánh giá kỹ năng khống chế bóng?
Trước tiên, chúng ta cần thừa nhận rằng sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu thủ khống chế bóng bóng. Ví dụ như độ khó của các đường chuyền, không phải tất cả các đường chuyền đều dễ dàng được khống chế, mốt số đường chuyền khó nhận hơn nhiều những đường chuyền khác.
Chúng ta có chỉ số độ chính xác của đường chuyền, nhưng đây là một chỉ số có vấn đề. Nó làm sai lệch kết quả khi một cầu thủ cố gắng tạo ra một đường chuyền có độ rủi ro cao (những đường chuyền quyết định) thì tất nhiên mức độ chính xác của nó sẽ thấp hơn những đường chuyền ở phía sân nhà, nơi mà rất ít áp lực từ đối phương.
Tuy nhiên, ý tưởng về độ chính xác của đường chuyền có thể giúp chúng ta phân tích mức độ thành công của người nhận đường chuyền (người khống chế bóng). Nếu chúng ta có thể đánh giá chỉ số độ chính xác của đường chuyền của người chuyền bóng trong các tình huống khác nhau và cho nó một trọng số, chúng ta cũng có thể sử dụng thông tin đó để đánh giá kỹ năng khống chế bóng của người nhận bóng.
Cứ tiếp tục với logic như vậy, chúng ta sẽ có một vài thước đó chính để đánh giá kỹ năng khống chế bóng của một cầu thủ đó là:
Khoảng cách của các đường chuyền: các đường chuyền dài có xu hướng khó khống chế hơn. Khoảng cách xa hơn làm giảm độ chính xác và cho phép các cầu thủ phòng ngự có thêm thời gian để đánh chặn và gây áp lực. Ngoài ra, người nhận phải có khả năng phán đoán vị trí xuất sắc để nhận được một đường chuyền dài vào đúng thời điểm.
Độ cao của các đường chuyền: một đường chuyền bổng luôn đòi hỏi sự khéo léo hơn để kiểm soát bóng với những vị trí khác nhau trên cơ thể, ngoài ra cầu thủ còn phải phán đoán khi nào bóng sẽ tiếp đất.
Khu vực của người nhận bóng: càng gần khung thành thì đối phương sẽ không cho bạn có khoảng trống chơi bóng vì họ có nguy cơ bị thủng lưới. Do đó, cầu thủ nhận bóng phải đưa ra quyết định nhanh hơn, bao gồm cả cách kiểm soát và các bước tiếp theo từ trước khi nhận được đường chuyền.
Tư thế nhận đường chuyền: tất nhiên rồi chẳng ai muốn khống chế một quả bóng ở sau lưng mình mà không xoay người lại.
Sức ép từ đối phương: Người nhận bóng dưới áp lực có ít thời gian và không gian hơn đáng kể để khống chế bóng thành công, vì sự truy cản chủ động từ những cầu thủ phòng ngự của đối phương.
Ví dụ áp dụng tại Euro 2020
Trước tiên, hãy xem xét việc thống kê các đường chuyền thực hiện tại tệp dữ liệu Euro 2020 và sau đó chúng tôi sẽ lọc ra những đường chuyền khó dựa vào những tiêu chi đã thảo luận ở trên cụ thể là:
Vị trí kết thúc đường chuyền là 1/3 sân đối phương
Đường chuyền có độ cao được phân loại là "High Pass" trong tệp dữ liệu
Chiều dài đường chuyền lớn hơn 27m
Ban đầu khi chưa lọc tệp dữ liệu thì tỷ lệ chuyền bóng chính xác của mọi đường chuyền tại giải đấu là 83,5%. Sau khi đã lọc ra những đường chuyền khó với tiêu chí ở trên, tỷ lệ chính xác này giảm xuống chỉ còn 38%. Đây là một chỉ báo rõ ràng rằng chúng ta đã đúng khi giả định rằng các tiêu chí được chọn làm tăng độ khó của các đường chuyền.
Sau khi lọc tất cả các đường chuyền tại giải đấu, tôi tò mò muốn biết cầu thủ nào nhận được nhiều đường chuyền 'khó' nhất tại giải đấu. Biểu đồ dưới đây cho thấy top 20 cầu thủ nhận được nhiều đường chuyền khó nhất (bao gồm các thống kê cụ thể trong đó), tỷ lệ nhận bóng thành công khi nhận được những đường chuyền này khác nhau đáng kể giữa các cầu thủ. Schick là điểm đến cho một số lượng lớn các đường chuyền ‘khó’, nhưng rất nhiều trong số đó không được nhận thành công. Ngược lại, Lewandowski và Marcos Llorente nhận thành công gần như tất cả các đường chuyền ‘khó’ nhắm vào họ, nhưng không có nhiều những đường chuyền kiểu này nhắm vào họ.

Trong phần trên, tôi đã xem xét loại sự kiện chuyền bóng ảnh hưởng thế nào đến khả năng khống chế bóng của người nhận, bây giờ tôi xem xét loại sự kiện về hoàn cảnh của người nhận bóng. Với các sự kiện nhận bóng này có thể được liên kết với các sự kiện chuyền ở trên bằng cách sử dụng trường dữ liệu kết nối (index). Tuy nhiên vì mục đích của bài viết này, tôi đã chọn bỏ bước này, không có mối quan hệ 1-1 "hoàn hảo" giữa chuyền và nhận bóng.
Tại Euro 2020, 3819 pha nhận bóng đã được ghi nhận dưới sức ép. Con số này chiếm 8,34% tổng số lần nhận bóng. Top 5 cầu thủ có số lần nhận bóng nhiều nhất khiến bạn không khỏi ngạc nhiên:
Sterling
Jorginho
Insigne
Kane
Pedri
Trong khi biến "under_pressure" là bộ lọc thu hẹp đáng kể tổng số lần nhận bóng, nhưng dù sao thì vẫn có thể tinh chỉnh dữ liệu để thu hẹp thêm. Một giả thuyết hiện lên trong đầu tôi, giống như thời tiết, có áp suất cao và áp suất thấp. Sẽ rất hữu ích khi phân biệt giữa các tình huống áp lực trong đó người nhận bóng có rất ít không gian và các tình huống áp lực trong đó người nhận bóng có không gian tương nhiều hơn tương đối.
Thư viện tuyệt vời mplsoccer của Python cung cấp hướng dẫn tạo bản đồ voronoi về vị trí của cầu thủ trên sân, với dữ liệu 360 độ. Biểu đồ Vonoroi chia một khu vực thành các đa giác tùy thuộc vào điểm gần chúng nhất. Các phần này được mã hóa bằng màu sắc để người xem có thể dễ dàng xác định khu vực áp dụng cho điểm nào. Điểm xanh neon tượng trưng cho Sterling, người nhận bóng trong khung hình đóng băng này. Đồng đội của anh ấy có màu hồng và đối thủ của anh ấy là màu xanh lam.


Sterling nhận bóng tại Euro 2020 với biểu đồ Voronoi
Mặc dù cả hai lần nhận bóng đều ở vị trí nguy hiểm nhất gần vòng cấm, chúng ta có thể thấy Sterling có nhiều khoảng trống hơn cho việc nhận bóng bên phải so với bên trái. Không gian này có thể được định lượng bằng diện tích của đa giác xung quanh cầu thủ. Một vấn đề cần được giải quyết là liệu khu vực của các đồng đội gần đó có được đưa vào đa giác của Sterling hay không. Ở bên phải, Sterling có tùy chọn chạy vào khoảng trống hoặc chuyền luôn cho đồng đội ở bên phải của anh ấy. Tôi tin rằng không gian này nên được bao gồm trong khu vực đa giác của Sterling vì đây không phải là khu vực mà Sterling phải chịu áp lực và đó là không gian bổ sung mà người nhận bóng (Sterling) có thể chạy vào. Quyết định này làm tăng khó khăn trong việc tính toán diện tích đáng kể.
Bởi vì việc triển khai này sẽ không đơn giản, tôi hy vọng sẽ chia sẻ kết quả của công việc này sau khi hoàn thành. Bằng cách thêm một cột dữ liệu bổ sung trong tập dữ liệu của chúng tôi có chứa diện tích không gian mà người nhận bóng đang chiếm hữu, chúng tôi có thể cân nhắc xếp hạng kỹ năng khống chế bóng với các yếu tố đã xem xét ở trên.
Kết luận
Trong thế giới dữ liệu bóng đá, hiếm khi chúng ta xếp hạng cho người nhận đường chuyền, mặc dù cầu thủ đó đã hoàn thành tốt việc chiếm hữu không gian để hoàn thành việc này. Tôi tin rằng những ý tưởng được khám phá ở đây sẽ giúp khắc phục sự mất cân bằng này.
Giống như độ chính xác của đường chuyền không thể nắm bắt được khả năng chuyền bóng, độ chính xác của việc tiếp nhận phụ thuộc vào chất lượng của người chuyền bóng. Một cầu thủ có thể là mục tiêu dự định của một đường chuyền hoàn toàn không đúng mục tiêu. Hiện tại, tôi đề xuất tập trung vào những thời điểm mà mọi thứ diễn ra đúng đắn hơn là khi chúng đi sai hướng, tức là một cầu thủ nhận có tỷ lệ nhận thành công nhiều đường chuyền khó áp lực cao có khả năng là người rất tốt trong việc này ngay cả khi họ cũng không nhận được quá nhiều đường chuyền.
Cần phải có sự cân bằng giữa việc phân tích chi tiết, cụ thể về độ khó việc nhận bóng trong khi vẫn phải có kích thước mẫu phù hợp để so sánh giữa các cầu thủ với nhau. Do đó, sẽ rất thích hợp để thực hiện một cuộc nghiên cứu nghiêm ngặt hơn về cách một số biến nhất định tác động đến độ khó của việc nhận bóng thành công, với việc cô lập các biến này, chúng ta có thể tạo ra một công thức để tính điểm số lần nhận bóng thành công theo độ khó của chúng và chúng ta sẽ có bảng xếp hạng chúng ta cần.
Cảm ơn những tác giả đã đóng góp cho bài viết này đặc biệt là Mr.R
Hãy đón chờ DOUS ở những phần tiếp theo… From Dous with Love !